Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển PVI Hồ Chí Minh - 0902563987

BẢO HIỂM PVI - NGỌN LỬA CỦA NIỀM TIN

Email: kinhdoanh@pvihochiminh.com

Hotline: 090 256 39 87

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển PVI Hồ Chí Minh - 0902563987
  • Liên hệ
  • - +
  • 236

BẢO HIỂM HÀNG HÓA

I. QUY TẮC BẢO HIỂM

1. Đối tượng bảo hiểm:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm vi bảo hiểm: 
- Cháy hoặc nổ.
- Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.
- Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va với vật thể khác hay bị trật bánh.
- Phương tiện chở hàng mất tích.
- Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ.
- Tổn thất chung.

3. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức, phương tiện vận chuyển, tuyến đường ...

II. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM

1. Đối tượng bảo hiểm:

Hàng hoá trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không

2. Phạm vi bảo hiểm:

Điều khoản bảo hiểm hàng hoá A (CL.252, 1/1/82)
- Bảo hiểm này bảo hiểm cho mọi rủi ro của tổn thất, chi phí xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm trừ những điểm loại trừ nêu cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm.
- Bảo hiểm này bồi thường cho tổn thất chung và chí phí cứu hộ
- Mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa B (CL.253, 1/1/82)
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi
- Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển, thùng chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng
c) Tổn thất toàn bộ cảu bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi xếp, dỡ, chuyển tải.
d) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm tránh hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất.
e) Trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa C (CL.254, 1/1/82)
Bảo hiểm này bồi thường cho:
a) Tổn thất, thiệt hại của đối tường được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho
- Cháy và nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Đâm va của tàu, thuyền, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
b) Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi
- Hy sinh tổn thất chung
- Ném hàng xuống biển
c) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ phát sinh nhằm trách hoặc liên quan đến việc phòng tránh tổn thất
d) Phần trách nhiệm của Người được bảo hiểm theo điều khoản “Hai tàu đâm va cùng có lỗi”.

3. Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí  x Giá trị bảo hiểm (theo giá CIF hoặc 110 % CIF) 

BẢO HIỂM HÀNG HẢI

Là công ty dẫn đầu thị trường về bảo hiểm tàu, Bảo hiểm PVI luôn là bạn đồng hành cùng các đội tàu lớn

nhất Việt Nam trên các tuyến hàng hải quốc tế và nội địa. Bên cạnh đó, Bảo hiểm PVI cũng là nhà bảo

hiểm giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ cho công tác đóng mới, sửa chữa và vận hành tàu, kho nổi chứa dầu trên biển.

Sản phẩm

  • Bảo hiểm thân tàu và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu:
  • Bảo hiểm tàu biển
  • Bảo hiểm tàu sông
  • Bảo hiểm tàu ven biển
  • Bảo hiểm tàu cá
  • Bảo hiểm FSO, FPSO
  • Bảo hiểm ụ nổi
  • Bảo hiểm Hủi ro nhà thầu đóng tàu         
  • Bảo hiểm Trách nhiệm nhà thầu sửa chữa tàu

Công việc giao thương bằng phương tiện tàu thủy trong 2 năm qua ngày càng phát triển, kèm theo đó

cũng có hàng loạt những sự cố đâm va lật đổ do nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Vì vậy, điều đó đã

khiến cho các chủ tàu có những e ngại lo lắng cho từng chuyến hàng gây ra hàng loạt những từ chối

không mong muốn. Giờ thì bạn hoàn toàn an tâm với giải pháp bảo hiểm đồng hành chia sẻ những lo lắng này cùng bạn để bạn tự tin và đầy mạnh công việc giao thương trong tâm thế chủ động.

A

Bảo hiểm thân tàu thủy;

1

Đối tượng bảo hiểm;

 

Thân vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị tàu.

2

Phạm vi bảo hiểm tàu thủy:

a

Những tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi:

b

Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.

c

Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.

d

Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được.

e

Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.

f

Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu

g

Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý.

h

Mất tích.

i

Động đất, sụt lở, núi lửa phun.

j

Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh.

k

Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu, hoặc người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.

l

Chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí cứu hộ.

B

Bảo hiểm TNDS của tàu thủy;

1

Đối tượng bảo hiểm:

 

Trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách, hàng hóa, tài sản và tính mạng bên thứ ba.

2

Phạm vi bảo hiểm:

 

Bồi thường chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh của chủ tàu phải chịu theo pháp luật hoặc quyết định của tòa án gồm:

 

Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra.

 

Chi phí thấp sáng, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu được bảo hiểm bị đắm (nếu có)

 

Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn.

 

Chi phí liên quan tới việc tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự.

C

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên:

1

Đối tượng bảo hiểm:

 

Thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan, thủy thủ, người làm công trên tàu

2

Phạm vi bảo hiểm:

 

Tính mạng, thương tật của thuyền viên gây ra: trong quá trình làm việc và sinh hoạt trên tàu, tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển.

D

Bảo hiểm đóng tàu:

1

Đối tượng bảo hiểm:

 

Trách nhiệm của chủ xưởng đóng tàu với bản thân con tàu và trách nhiệm với bên thứ ba trong quá trình đóng tàu.

2

Phạm vi bảo hiểm:

 

Thân tàu và máy móc, trách nhiệm đâm va, tổn thất chung và chi phí cứu hộ

CÔNG TY BẢO HIỂM PVI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 3A & Tầng 5, Tòa nhà TMS, 172 Hai Bà Trưng, P. Đakao, Quận 1, TP. HCM

Email: kinhdoanh@pvihochiminh.com

Hotline: 090 256 39 87

Website: https://pvihochiminh.com/

Sản phẩm cùng loại